Vấn đề ô nhiễm môi trường sống nói chung và môi trường trong nông nghiệp nông thôn nói riêng đang trở lên bức xúc trong xã hội, đặc biệt khi năng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi tăng lên thì môi trường ngày càng bị xuống cấp. Điều này thể hiện những bất cập trong quản lý đất nông nghiệp, nguồn nước, không khí, tăng phát thải khí nhà kính, thoái hóa và hoang mạc hóa đất trồng, giảm sự đa dạng sinh học…
Trước thực trạng đó, nhiều địa phương đã đề xuất và thực thi các biện pháp bảo vệ và cải thiện môi trường có hiệu quả như: giảm chi phí sản xuất, quản lý chất thải trong quá trình sản xuất, xử lý rác thải sinh hoạt, hạn chế ô nhiễm ở các làng nghề, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng tăng hiệu quả kinh tế và thân thiện với môi trường. Một số doanh nghiệp đang thực hiện chương trình sản xuất sản phẩm hữu cơ, an toàn thực phẩm…
Tại hội nghị, các đại biểu đều cho rằng môi trường trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, làng nghề tuy có chuyển biến tích cực nhưng rất chậm, thậm chí môi trường ở một số vùng còn xấu đi.
Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh môi trường trong nông nghiệp rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, thậm chí không thể sản xuất được nếu môi trường bị xâm hại nghiêm trọng. Trong 5 năm qua, Bộ đã có nhiều cố gắng từ xây dựng các chiến lược, kế hoạch, chính sách, nghiên cứu và chuyển giao các TBKT vào sản xuất và bước đầu đã đạt được kết quả nhất định về bảo vệ và cải thiện môi trường nông nghiệp nông thôn. Bộ trưởng cũng chỉ ra nguyên nhân dẫn đến việc cải thiện môi trường còn hạn chế là do nhận thức chung trong sản xuất, chạy theo năng suất mà xem nhẹ môi trường, chính sách chưa đồng bộ, thực thi kém hiệu quả, đầu tư chưa đúng mức, thiếu bộ máy chuyên trách về môi trường… Bộ trưởng đề nghị thời gian tới, các địa phương, đơn vị cần coi nhiệm vụ bảo vệ môi trường là trọng tâm trong phát triển nông nghiệp nông thôn, phát triển sản xuất không làm xấu đến môi trường, lồng ghép các chương trình khác với bảo vệ môi trường, coi nhiệm vụ bảo vệ môi trường là của toàn dân, các ngành, các cấp….
Bộ trưởng cũng đề xuất một số giải pháp như: Đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhân dân trong bảo vệ môi trường; Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao các TBKT thân thiện với môi trường; Hoàn thiện cơ chế chính sách, quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường; Tăng cường kiểm soát để thực thi các chính sách, quy định của nhà nước và tăng cường bộ máy hoạt động cho lĩnh vực bảo vệ và cải thiện môi trường ở Bộ và các địa phương.
Trước thực trạng đó, nhiều địa phương đã đề xuất và thực thi các biện pháp bảo vệ và cải thiện môi trường có hiệu quả như: giảm chi phí sản xuất, quản lý chất thải trong quá trình sản xuất, xử lý rác thải sinh hoạt, hạn chế ô nhiễm ở các làng nghề, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng tăng hiệu quả kinh tế và thân thiện với môi trường. Một số doanh nghiệp đang thực hiện chương trình sản xuất sản phẩm hữu cơ, an toàn thực phẩm…
Tại hội nghị, các đại biểu đều cho rằng môi trường trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, làng nghề tuy có chuyển biến tích cực nhưng rất chậm, thậm chí môi trường ở một số vùng còn xấu đi.
Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh môi trường trong nông nghiệp rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, thậm chí không thể sản xuất được nếu môi trường bị xâm hại nghiêm trọng. Trong 5 năm qua, Bộ đã có nhiều cố gắng từ xây dựng các chiến lược, kế hoạch, chính sách, nghiên cứu và chuyển giao các TBKT vào sản xuất và bước đầu đã đạt được kết quả nhất định về bảo vệ và cải thiện môi trường nông nghiệp nông thôn. Bộ trưởng cũng chỉ ra nguyên nhân dẫn đến việc cải thiện môi trường còn hạn chế là do nhận thức chung trong sản xuất, chạy theo năng suất mà xem nhẹ môi trường, chính sách chưa đồng bộ, thực thi kém hiệu quả, đầu tư chưa đúng mức, thiếu bộ máy chuyên trách về môi trường… Bộ trưởng đề nghị thời gian tới, các địa phương, đơn vị cần coi nhiệm vụ bảo vệ môi trường là trọng tâm trong phát triển nông nghiệp nông thôn, phát triển sản xuất không làm xấu đến môi trường, lồng ghép các chương trình khác với bảo vệ môi trường, coi nhiệm vụ bảo vệ môi trường là của toàn dân, các ngành, các cấp….
Bộ trưởng cũng đề xuất một số giải pháp như: Đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhân dân trong bảo vệ môi trường; Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao các TBKT thân thiện với môi trường; Hoàn thiện cơ chế chính sách, quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường; Tăng cường kiểm soát để thực thi các chính sách, quy định của nhà nước và tăng cường bộ máy hoạt động cho lĩnh vực bảo vệ và cải thiện môi trường ở Bộ và các địa phương.
TS. Trần Văn Khởi
PGĐ. Trung tâm Khuyến nông QG
(khuyennongvn.gov.vn)
PGĐ. Trung tâm Khuyến nông QG
(khuyennongvn.gov.vn)