Hội thảo “Giải pháp nào cho pháp phát triển cây bơ ở Tây Nguyên”

Sáng ngày 25/8, tại Thành phố Gia Nghĩa, Tỉnh Đắk Nông, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông phối hợp với Trung tâm Phát triển cộng đồng (CDC) – đối tác địa phương của CSIRO (Tổ chức Nghiên cứu KH&CN Úc), tổ chức hội thảo “Giải pháp nào cho phát triển cây bơ ở Tây Nguyên”.

Sáng ngày 25/8, tại Thành phố Gia Nghĩa, Tỉnh Đắk Nông, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông phối hợp với Trung tâm Phát triển cộng đồng (CDC) – đối tác địa phương của CSIRO (Tổ chức Nghiên cứu KH&CN Úc), tổ chức hội thảo “Giải pháp nào cho phát triển cây bơ ở Tây Nguyên”. Hội thảo là một trong các hoạt động của Diễn đàn đổi mới sáng tạo khu vực Tây Nguyên, thuộc Chương trình Aus4innovation được tài trợ bởi Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia (DFAT), quản lý bởi Tổ chức Nghiên cứu khoa học và Công nghiệp Australia (CSIRO) với đối tác chiến lược là Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Ông Lê Trọng Yên – TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông phát biểu chào mừng Hội thảo.
 
Phát biểu tại Hội thảo, ông Lê Trọng Yên – TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông cho biết cây bơ là một trong những loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, được đánh giá là loài cây trồng tiềm năng, có nhiều thế mạnh để phát triển.    

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông mong rằng, hội thảo là một diễn đàn, kênh đối thoại trực tiếp để các bên liên quan có thêm thông tin và cùng nhau tìm ra giải pháp phát triển cây bơ bền vững ở khu vực Tây Nguyên, cũng như những cơ hội mang lại giá trị kinh tế cho người dân, góp phần thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển nông nghiệp nông dân và nông thôn.
Ông Hoàng Văn Thuần – Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Đắk Nông phát biểu Khai mạc Hội thảo
 
Theo Ông Hoàng Văn Thuần – Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Đắk Nông, Tây Nguyên là vùng có diện tích bơ lớn nhất cả nước, nhưng cây bơ và sản phẩm bơ của Tây Nguyên chưa tạo dựng được thương hiệu trên thị trường, vì chủ yếu người dân bán qua thương lái. Đầu ra của sản phẩm chưa ổn định, thiếu sự liên kết chặt chẽ trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Giá sản phẩm hàng hóa còn thấp, không ổn định… Do đó, việc thúc đẩy phát triển ngành hàng bơ cho các tỉnh Tây Nguyên đang là các vấn đề chung, đòi hỏi các giải pháp và sự nỗ lực mang tính liên ngành liên vùng của cả khu vực.
Phát biểu tại Hội thảo, đai diện phía nhà tài trợ Bà Michaela Cosijn – Cố vấn kỹ thuật chương trình bày tỏ mong muốn “Hội thảo này là cơ hội để các vị khách mời với tư cách là các tác nhân trong ngành bơ trao đổi với nhau về những thách thức mà ngành bơ phải đối mặt trong chuỗi giá trị từ sản xuất đến thu hoạch đến chế biến đến thị trường cả xuất khẩu và nội địa. Các đơn vị sẽ được nghe về một số đổi mới sáng tạo và công nghệ mới từ các nhà nghiên cứu. Đây cũng là cơ hội để nói về cách chúng ta muốn hợp tác cùng nhau để vượt qua những thách thức đồng xác định và phát huy hết tiềm năng của lĩnh vực này.”
Tại hội thảo, các đại biểu tham dự đã được nghe bào cáo về thực trạng sản xuất bơ ở Tây Nguyên; các bài tham luận về cơ cấu giống, các vấn đề về kỹ thuật trong sản xuất bơ; các vấn đề về thu hoạch, sơ chế và công nghệ sau thu hoạch đối với sản phẩm bơ…và cùng thảo luận về những vấn đề nội tại và thách thức mà ngành hàng bơ đang phải đối mặt.
Trên cơ sở đó, nhận diện khả năng, thách thức và cơ hội xuất khẩu bơ của Tây Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung. Hy vọng tìm ra lời giải đáp đúng đắn và có phương cách giải quyết tốt nhất cho những vấn đề khoa học mà hội thảo đã đặt ra.
Sau phiên thảo luận, đoàn Chủ tịch chủ trì phiên thảo luận đã xác định được 3 nhóm giải pháp cần tập trung cho việc phát triển ngành hàng bơ ở Tây Nguyên chính là:
  1. Tổ chức lại sản xuất,
  2. Công nghệ chế biến và đa dạng hoá sản phẩm,
  3. Tìm kiếm thị trường.
Toàn cảnh Hội thảo
Tuy nhiên, để thực hiện được 3 nhóm giải pháp ngắn gọn nêu trên, không thể chỉ trong thời gian ngắn và do một vài cá nhân thực hiện mà phải có sự vào cuộc và phối hợp giữa tất cả các bên. Và đây cũng chính là một trong ba vai trò của Diễn đàn: Tăng cường sự kết nối, hợp tác giữa Chính phủ, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp để cùng đưa ra giải pháp cho những thách thức của ngành.
Nguồn: TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG - CDC

Các tin liên quan

Hỗ trợ phát triển nông nghiệp bền vững




Facebook