Bón phân hợp lý cho cà phê

(CDC) - Thời gian gần đây giá cà phê lên xuống thất thường đã khiến nhiều bà con mất niềm tin vào cây cà phê. Trong tình hình đó, làm sao để tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế vẫn là mối quan tâm lớn nhất của bà con.

(CDC) - Thời gian gần đây giá cà phê lên xuống thất thường đã khiến nhiều bà con mất niềm tin vào cây cà phê. Trong tình hình đó, làm sao để tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế vẫn là mối quan tâm lớn nhất của bà con.
Một cách làm đơn giản nhất là bón phân hợp lý.  

Bón quá thừa phân
Do thói quen bón phân theo kinh nghiệm truyền đời, cũng như xu hướng “ham” phân bón “nghe nói là tốt” mà bà con hay bón dư khá nhiều phân so với nhu cầu dinh dưỡng của cây và so với yêu cầu năng suất.
Chăm sóc cà phê ở Lâm Đồng
Một số liệu điều tra năm 2011 cho thấy, lượng phân bón bà con thường dùng cao gấp 2 - 4 lần khuyến cáo. Cụ thể, lượng đạm nông dân Tây Nguyên bón cho cà phê vối trung bình 518 kg N/ha/năm, cho cà phê chè trung bình 639 kg N/ha/năm. Hơn nửa số hộ trồng cà phê chè được khảo sát đang bón đạm cho cà phê ở mức 501 - 1.000 kg N/ha/năm. Bên cạnh đó, có khoảng 40% hộ được khảo sát bón Kali vượt mức khuyến cáo. Con số này đối với P2O5 lên đến khoảng 82 - 88%.
Cách bón phân hợp lý
Kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI), cho thấy xác định lượng phân bón cần thiết dựa trên độ phì của đất và năng suất cà phê dự kiến có hiệu quả cao trong thực tế sản xuất. Thực tế cho thấy, bón phân dựa vào phương pháp này có thể giúp tiết kiệm 5 - 30% chi phí và tăng hiệu quả kinh tế từ 5 - 10%.
Công thức cơ bản:
F = (B – S) x f
Trong đó:
F: Lượng dinh dưỡng cần bổ sung cho cây cà phê theo năng suất thu hoạch.
B: Lượng dinh dưỡng cây cà phê lấy đi để cho sản phẩm thu hoạch.
S: Lượng dinh dưỡng mà đất có khả năng cung cấp.
f: Hệ số sử dụng phân bón với cây cà phê. 
Để tính B, ta áp dụng công thức:
B = Y x Q
Trong đó:
Q: Năng suất thu hoạch.
Y: Hàm lượng dinh dưỡng chứa trong 1 tấn cà phê nhân.
Bảng tham khảo chỉ số Y trong 1 tấn cà phê vối thương phẩm:
N (kg) P2O5(kg) K2O (kg) Ca (kg) Mg (kg) S (kg) B (g) Zn (g)
34,5 - 40 6,5 – 7,5 35,5 – 40,2 1,9 – 2,7 1 – 1,5 0,8 – 1,2 13 - 18 8 - 12
 
Để tính S, ta áp dụng công thức:
S = N x n
Trong đó:
N: Hàm lượng dinh dưỡng có trong đất.
n: Hệ số sử dụng chất dinh dưỡng trong đất.
Bảng tham khảo hệ số n:
  P2O5 K2O
Trung bình 14% 24%
Điều này có nghĩa bón 100g P2O5 vào đất, cây cà phê chỉ hấp thụ được 14%.
Bảng tham khảo hệ số n đối với cây cà phê kinh doanh:
  N P2O5 K2O
Trung bình 36% 5% 39%

Các tin liên quan

Hỗ trợ phát triển nông nghiệp bền vững




Facebook